Một điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024, được quy định cụ thể tại Điều 5, là việc mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn cho người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Theo đó, lao động nước ngoài không chỉ được phép gia nhập công đoàn cơ sở, mà còn có quyền tham gia các hoạt động công đoàn như: đề xuất, kiến nghị về điều kiện làm việc, quyền lợi hợp pháp; tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được bảo vệ quyền lợi trong quan hệ lao động thông qua tổ chức công đoàn như các đồng nghiệp người Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên pháp luật Việt Nam chính thức công nhận quyền gia nhập công đoàn đối với người lao động nước ngoài, đánh dấu bước tiến về chính sách lao động mang tính toàn diện và bình đẳng hơn, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực lao động và nhân quyền.
Song song với Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đưa ra quy định mới quan trọng liên quan đến lao động nước ngoài. Cụ thể, khoản 2 Điều 2 của luật này quy định: người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tương tự như lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế quản lý và cam kết quốc tế, luật cũng quy định một số trường hợp loại trừ, gồm:
Người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp, tức là được điều động từ công ty mẹ ở nước ngoài sang công ty con tại Việt Nam theo đúng quy định về lao động nước ngoài.
Lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, ví dụ như các hiệp định an sinh xã hội song phương, thì sẽ áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó thay vì luật trong nước.
Đáng chú ý, so với các văn bản pháp luật hiện hành như Luật BHXH 2014 và Nghị định 143/2018, Luật BHXH 2024 đã bỏ quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, đồng thời bổ sung linh hoạt các ngoại lệ liên quan đến điều ước quốc tế.
Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng các chế độ như người lao động trong nước, bao gồm:
Chế độ ốm đau
Chế độ thai sản
Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
Chế độ hưu trí
Chế độ tử tuất (trường hợp đáp ứng điều kiện)
Điều này thể hiện sự công bằng trong đối xử với người lao động, đồng thời tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, việc người lao động nước ngoài được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội cũng góp phần ổn định nhân sự, giữ chân lao động có tay nghề cao, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Việc mở rộng quyền gia nhập công đoàn và tham gia BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài đặt ra yêu cầu mới đối với doanh nghiệp trong việc đăng ký, đóng BHXH và tổ chức công đoàn, đặc biệt ở những đơn vị có đông lao động nước ngoài. Các cơ quan quản lý lao động, công đoàn cơ sở cũng cần chủ động xây dựng quy trình tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của nhóm lao động này, tránh xảy ra tình trạng kỳ thị hay phân biệt đối xử trong thực tế.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong bất kỳ tổ chức nào, bên cạnh những người trực tiếp "ra trận" tạo nên doanh thu, còn có những "kiến trúc sư thầm lặng" xây dựng nên nền móng vững chắc. Tại Luật Nguyễn, người ta thường nhắc đến những luật sư dày dạn kinh nghiệm, nhưng ít ai biết về Nguyễn Thị Kim Hường – một trong những...