PGS.TS Trần Thăng Long, Trưởng Khoa Ngoại ngữ pháp lý - ĐH Luật TP.HCM nhận định, để kiểm soát tình hình, cần song song triển khai giải pháp trước mắt và chiến lược dài hạn.
Trước mắt, hai bên cần ngừng ngay các hành động quân sự, tránh làm leo thang thêm căng thẳng. Ngoại giao song phương, trung gian hòa giải, kích hoạt cơ chế Ủy ban Biên giới chung, thiết lập vùng phi quân sự tạm thời hay mời quan sát viên ASEAN là những phương án có thể áp dụng.
Về lâu dài, cần giải quyết gốc rễ tranh chấp. Việc tái lập lòng tin, xây dựng cơ chế cảnh báo sớm và thoả thuận ứng phó khủng hoảng là thiết yếu. Nếu đạt được đồng thuận, việc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng là lựa chọn pháp lý khả thi.
Chuyên gia Tô Minh Sơn, nghiên cứu sinh tại ĐH Quốc gia Úc, bổ sung: Căng thẳng biên giới chỉ có thể giải quyết khi hai bên sẵn sàng đàm phán. Quốc tế, trong đó có Việt Nam, có thể đóng vai trò tích cực trong kêu gọi hòa bình và thúc đẩy đối thoại.
ASEAN vốn chủ trương giải quyết xung đột bằng đối thoại, không can thiệp và nội khối. Theo PGS.TS Trần Thăng Long, các cơ chế hiện có như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Ủy ban Giải quyết tranh chấp, hay vai trò trung gian của Chủ tịch luân phiên ASEAN có thể phát huy hiệu quả nếu các bên có thiện chí.
Đặc biệt, ASEAN từng đóng vai trò trung gian thành công trong căng thẳng Thái Lan - Campuchia giai đoạn 2011, với Indonesia làm trung gian hòa giải. Theo chuyên gia, lịch sử thành công này nên được xem là mô hình tham khảo cho lần căng thẳng hiện tại.
Chuyên gia Tô Minh Sơn nhận định, dù ASEAN tập trung vào hợp tác kinh tế, nhưng các diễn đàn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) hay Hội nghị cấp cao ASEAN hoàn toàn có thể được sử dụng để đối thoại chính trị, an ninh. Bên cạnh đó, mô hình “hội nghị không chính thức” cũng từng được ASEAN áp dụng để tạo không gian trao đổi an toàn.
Trước động thái Campuchia đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn, chuyên gia Tô Minh Sơn cho rằng, vai trò của LHQ trong tình huống này chủ yếu là nâng cao nhận thức quốc tế và kêu gọi kiềm chế. Tuy nhiên, khả năng can thiệp trực tiếp là rất hạn chế, do đặc điểm cơ cấu và cơ chế vận hành của HĐBA.
PGS.TS Trần Thăng Long cảnh báo 4 hệ quả nghiêm trọng nếu không kịp tháo ngòi căng thẳng:
Leo thang xung đột vũ trang, gây thiệt hại cho dân thường và hạ tầng.
Bất ổn khu vực, làm suy giảm vai trò trung tâm của ASEAN.
Gia tăng can dự của các nước ngoài khu vực, khiến tình hình thêm phức tạp.
Ảnh hưởng đến uy tín và sức hút kinh tế của ASEAN, làm giảm lòng tin đầu tư quốc tế.
Trong khi đó, chuyên gia Tô Minh Sơn lưu ý đến ảnh hưởng trực tiếp đến dân thường và kinh tế hai nước, nhất là khi Thái Lan và Campuchia đang gặp khó trong quan hệ thương mại với Mỹ. Đồng thời, căng thẳng cũng tác động gián tiếp đến an ninh khu vực, bao gồm cả Việt Nam – nước láng giềng thân cận với Campuchia và là Đối tác chiến lược toàn diện của Thái Lan.
Đối thoại, ngoại giao và các cơ chế khu vực là giải pháp then chốt để ngăn chặn xung đột leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia. ASEAN cần đóng vai trò trung gian tích cực, trong khi cộng đồng quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ để duy trì hoà bình, ổn định tại Đông Nam Á
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong bất kỳ tổ chức nào, bên cạnh những người trực tiếp "ra trận" tạo nên doanh thu, còn có những "kiến trúc sư thầm lặng" xây dựng nên nền móng vững chắc. Tại Luật Nguyễn, người ta thường nhắc đến những luật sư dày dạn kinh nghiệm, nhưng ít ai biết về Nguyễn Thị Kim Hường – một trong những...