Nhờ các công nghệ như tổng hợp giọng nói, mô phỏng hình ảnh 3D và mô hình ngôn ngữ lớn, các nhân vật ảo ngày nay có thể “sống như người thật” trên môi trường kỹ thuật số. Họ trò chuyện trực tiếp với người hâm mộ, livestream, bình luận và thậm chí phát hành sản phẩm âm nhạc như nghệ sĩ thực thụ.
Kizuna AI – một trong những YouTuber ảo đầu tiên đến từ Nhật Bản – đã hoạt động từ năm 2016 và sở hữu cộng đồng fan hùng hậu. Nhân vật này được điều khiển bằng công nghệ bắt chuyển động (motion capture) và tổng hợp giọng nói, cho phép tương tác tự nhiên trên nền tảng số.
Tại Hàn Quốc, tập đoàn giải trí SM Entertainment cũng đầu tư phát triển nhân vật ảo Naevis – thành viên nhóm nhạc aespa dù không có thật. Năm 2024, Naevis ra mắt MV riêng với giọng hát và biểu cảm hoàn toàn do AI tạo ra.
Nhiều công cụ hiện nay như Synthesia, DeepBrain AI hay ElevenLabs đã giúp việc tạo ra "người nổi tiếng ảo" trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ cần một đoạn văn bản và mẫu giọng. Đây không còn là sản phẩm riêng của các ông lớn công nghệ mà đã trở thành công cụ thương mại rộng rãi.
Cùng với sự bùng nổ của idol ảo là những lo ngại ngày càng lớn về tính minh bạch, danh tính và quyền sở hữu. Ai mới là người đứng sau các nhân vật này? Và người xem có nhận ra rằng họ đang theo dõi một AI, chứ không phải con người?
Sự phổ biến của công nghệ voice cloning và deepfake khiến ranh giới giữa thật – giả mờ đi. Một số người dùng đã lợi dụng công nghệ này để giả mạo chính trị gia, nghệ sĩ nhằm phát tán thông tin sai lệch hoặc kêu gọi chuyển tiền trái phép.
Các nền tảng như YouTube, TikTok hay Instagram đã bắt đầu tăng cường kiểm duyệt. YouTube yêu cầu rõ ràng người đăng video phải công khai nếu dùng AI mô phỏng giọng hoặc hình ảnh người khác. TikTok nâng cấp hệ thống phát hiện nội dung deepfake, đặc biệt trong các video quảng cáo hoặc chính trị.
Ngoài ra, câu hỏi pháp lý lớn đang được đặt ra là: ai sở hữu những nhân vật ảo này? Người tạo ra phần mềm, công ty sản xuất, nền tảng đăng tải hay chính bản thân AI – nếu AI có khả năng tự tạo nội dung? Khi idol ảo bắt đầu có thu nhập, ký hợp đồng quảng cáo, ảnh hưởng đến công chúng, ranh giới pháp lý và đạo đức sẽ ngày càng phức tạp.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, thần tượng ảo là xu hướng không thể đảo ngược. Tuy nhiên, để kiểm soát và khai thác hiệu quả hiện tượng này, cả người dùng, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý sẽ cần nhiều biện pháp đồng bộ và minh bạch hơn trong thời gian tới
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Từ những bước đi đầu tiên, Luật Nguyễn đã không ngừng nỗ lực để trở thành một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu tại Việt Nam, mang đến các giải pháp toàn diện, chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho hàng ngàn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. LUẬT NGUYỄN - HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG UY TÍN TỪ...