Tiền ảo chưa là tài sản nhưng sẽ được luật hóa từ năm 2026

Thứ hai - 14/07/2025 17:51
Tiền ảo và tiền mã hóa (như Bitcoin) hiện vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là tài sản. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2026, tiền ảo sẽ chính thức được xem là tài sản số. Điều này đồng nghĩa, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền ảo sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự một cách rõ ràng, minh bạch.

TIỀN ẢO CÓ PHẢI LÀ TÀI SẢN THEO LUẬT HIỆN HÀNH?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, “tài sản” bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên:

  • Tiền ảo không phải tiền pháp định, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành (khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010).

  • Không được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

  • Không phải vật vì không tồn tại dưới dạng vật chất.

  • Không phải giấy tờ có giá, vì không đại diện cho bất kỳ nghĩa vụ trả nợ nào.

  • Chưa được xem là quyền tài sản, do pháp luật hiện hành chưa có quy định công nhận.

Như vậy, theo luật hiện tại, tiền ảo chưa được công nhận là tài sản. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khi xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền ảo, vì chưa có căn cứ xác định “thiệt hại tài sản”.

TỪ 2026: TIỀN ẢO SẼ LÀ TÀI SẢN SỐ

Tình hình sẽ thay đổi từ ngày 1-1-2026, khi Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025 chính thức có hiệu lực. Cụ thể:

  • Điều 46 của luật quy định: “Tài sản số là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số.”

  • Khoản 2 Điều 47 xác định rõ: “Tài sản số bao gồm tài sản ảo trên môi trường điện tử, tài sản mã hóa và tài sản số khác.”

Điều này có nghĩa là từ năm 2026, các loại tài sản ảo như Bitcoin, Ethereum, tài sản game, NFT… sẽ được pháp luật công nhận là tài sản hợp pháp. Do đó, hành vi chiếm đoạt, lừa đảo tài sản số sẽ đủ điều kiện để bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 – tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VÀ HƯỚNG ÁP DỤNG LUẬT

Tuy tiền ảo chưa là tài sản trong luật hiện hành, nhưng trên thực tế, một số vụ án vẫn được tòa án xem xét nếu có yếu tố quy đổi ra tiền Việt.

Ví dụ: Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của TAND Cấp cao tại TP.HCM xử về tội Cướp tài sản khi bị cáo đã khống chế nạn nhân để chuyển 168 Bitcoin, sau đó quy đổi được hơn 18,8 tỉ đồng. Tòa cho rằng hành vi này cấu thành tội phạm vì có thiệt hại tài sản thực tế (được quy đổi thành tiền Việt).

Như vậy, các cơ quan tố tụng vẫn có thể xem xét xử lý hình sự nếu chứng minh được hành vi xâm phạm đến giá trị tài sản quy đổi rõ ràng.

TỪ NĂM 2026: SẼ XỬ LÝ ĐƯỢC RÕ RÀNG HƠN

Với quy định mới của Luật Công nghiệp Công nghệ số 2025, mọi hành vi lừa đảo, chiếm đoạt, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản số (bao gồm tiền ảo, tài sản ảo trong game, NFT…) sẽ được xem là hành vi xâm phạm tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Đây là bước tiến quan trọng, giúp thu hẹp “vùng xám” pháp lý, đồng thời tạo hành lang pháp lý an toàn hơn cho các hoạt động liên quan đến tài sản số, bảo vệ người tiêu dùng và giúp phòng ngừa các hành vi gian lận, lừa đảo đang ngày càng phổ biến trên không gian mạng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU VỀ CTY CP LUẬT NGUYỄN - LUẬT NGUYỄN GROUP

Từ những bước đi đầu tiên, Luật Nguyễn đã không ngừng nỗ lực để trở thành một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu tại Việt Nam, mang đến các giải pháp toàn diện, chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho hàng ngàn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. LUẬT NGUYỄN - HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG UY TÍN TỪ...

DỊCH VỤ LUẬT NGUYỄN
Thăm dò ý kiến

Bạn tìm thấy chúng tôi từ đâu ?

BANNER DOC
BANNER DOC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây