Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo tháng phải nộp đầy đủ tờ khai thuế GTGT đúng hạn.
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nếu có khấu trừ thuế TNCN hàng tháng, phải nộp tờ khai thuế tương ứng.
Báo cáo thống kê kế toán tháng: Một số ngành nghề yêu cầu nộp báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng.
Tờ khai thuế GTGT quý: Áp dụng với doanh nghiệp đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý. Lưu ý, nếu đã khai thuế theo tháng thì không cần nộp theo quý.
Tờ khai thuế TNCN quý: Nộp khi doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quý.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC: Doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử theo thông tư này từ quý IV/2021 trở đi thì không phải nộp báo cáo sử dụng hóa đơn từ quý I/2022.
Doanh nghiệp chưa áp dụng TT78: Vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ hàng quý.
Báo cáo thống kê kế toán quý: Một số đơn vị có nghĩa vụ nộp báo cáo này theo quy định của ngành.
Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm và cuối năm gồm:
Báo cáo tình hình sử dụng lao động
Phiếu kết quả tự kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động
Báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
Khi đăng ký sử dụng lao động lần đầu:
Nộp báo cáo tình hình lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Khi có phát sinh thay đổi:
Cập nhật báo cáo tương ứng gửi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tờ khai và nộp lệ phí môn bài: Nộp chậm nhất ngày 30/01 hàng năm.
Báo cáo tài chính và thuyết minh BCTC: Bao gồm bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ...
Tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN: Được nộp vào cuối năm tài chính hoặc chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Bộ phiếu điều tra thông tin lao động và tiền lương (áp dụng chọn lọc):
Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp/hợp tác xã
Phiếu ghi chép thông tin lao động
Phiếu phỏng vấn người lao động
Phiếu điều tra tiền lương và nhu cầu tuyển dụng
Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:
Cảnh cáo nếu nộp trễ từ 1 đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt từ 2 triệu – 5 triệu đồng nếu chậm từ 6 đến 30 ngày.
Phạt từ 5 triệu – 8 triệu đồng nếu chậm từ 31 đến 60 ngày.
Phạt từ 8 triệu – 15 triệu đồng nếu:
Nộp chậm từ 61 đến 90 ngày
Nộp chậm trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế
Không nộp hồ sơ nhưng không phát sinh số thuế
Không nộp các phụ lục về giao dịch liên kết theo quy định
Phạt từ 15 triệu – 25 triệu đồng nếu:
Nộp hồ sơ sau hơn 90 ngày và có phát sinh số thuế, nhưng người nộp đã tự khắc phục trước khi bị kiểm tra, thanh tra.
Trong trường hợp mức phạt cao hơn số thuế phát sinh, thì tối đa mức phạt bằng số thuế phải nộp, nhưng không thấp hơn mức trung bình khung xử phạt.
Ngoài ra, đối với vi phạm trong báo cáo lao động và an toàn lao động, có các mức phạt:
Phạt 1 – 3 triệu đồng nếu không khai báo, khai sai, không đúng hạn về lao động hoặc an toàn lao động.
Phạt 18 – 20% trên số tiền BHXH, BHTN phải đóng (nhưng không quá 75 triệu đồng) nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ cho người lao động.
Việc tuân thủ đúng thời hạn và đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo là trách nhiệm pháp lý quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật chính sách mới từ cơ quan thuế và các cơ quan quản lý khác để tránh sai sót hoặc bị xử phạt. Nếu cần, hãy nhờ đến các đơn vị tư vấn thuế – kế toán chuyên nghiệp để hỗ trợ đảm bảo nghĩa vụ pháp lý của mình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong hành trình hơn 25 năm phát triển của Luật Nguyễn, bên cạnh những bước tiến mạnh mẽ và thành tựu đáng tự hào, không thể không nhắc đến những con người đã đặt nền móng và gắn bó trọn vẹn với sự nghiệp chung. Luật sư Trần Đình Phúc là một trong số ấy. 1. Người đồng hành từ những ngày đầu...