Hồ sơ cần chuẩn bị khi con cùng cha mẹ nhập quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định 191/2025 hướng dẫn chi tiết Luật Quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp cha mẹ làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam và có con chưa thành niên cùng sống chung thì quốc tịch của người con cũng sẽ được thay đổi theo quốc tịch mới của cha mẹ.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định này, cha mẹ cần nộp bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh mối quan hệ huyết thống cha – con, mẹ – con. Trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể trích xuất được thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hay Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì việc cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ là bắt buộc.
Nếu chỉ một trong hai người (cha hoặc mẹ) làm thủ tục nhập quốc tịch và người con chưa thành niên sống chung với người đó, thì cần nộp thêm văn bản thỏa thuận của cả cha và mẹ có đầy đủ chữ ký, đồng ý cho người con nhập quốc tịch Việt Nam theo người đứng đơn. Văn bản này không bắt buộc phải chứng thực chữ ký, tuy nhiên người làm thủ tục phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của chữ ký còn lại.
Trường hợp cha hoặc mẹ đã mất, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý này.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi con cùng cha mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam
Tương tự, tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 191, quy định trường hợp cha mẹ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu người con chưa thành niên cùng chung sống và làm thủ tục theo, thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống cha – con, mẹ – con (nếu không thể khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc dân cư).
Nếu chỉ có cha hoặc mẹ xin trở lại quốc tịch và người con chưa thành niên sống cùng người đó, thì cũng phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cả cha và mẹ đồng ý để con được trở lại quốc tịch Việt Nam. Văn bản này không yêu cầu chứng thực chữ ký, nhưng người nộp đơn vẫn phải cam kết tính xác thực của chữ ký của người còn lại.
Trong trường hợp cha hoặc mẹ đã chết, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh tình trạng này.
Lưu ý đặc biệt: Đối với người con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc thay đổi quốc tịch phải có thêm văn bản đồng ý của chính người đó. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo quyền tự quyết về quốc tịch của người chưa thành niên
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Luật Nguyễn (Luật Nguyễn Corp) và người sáng lập Cộng đồng Doanh nhân Tâm Giao (TGEC), bà không chỉ là một luật sư tài năng mà còn là một nhà lãnh đạo, một người kết nối, và một tấm gương sáng về sự cống hiến và trách nhiệm. Với triết lý sống “Trao chữ tín...